Cách rửa chén sạch nhất và dễ thực hiện mà bạn không nên bỏ qua

Đăng bởi Lại Thành Đô vào lúc 06/12/2022

1. Phân loại chén dĩa

Bước phân loại chén dĩa thường là công đoạn bị bỏ qua hoặc được làm sơ sài, tuy nhiên đây cũng là một trong những bước góp phần rửa chén sạch mà chúng ta nên lưu ý. Bạn nên phân loại đồ dùng cần rửa theo chất liệu, kích cỡ và độ bẩn. Việc phân loại chén dĩa và các đồ dùng giúp bạn biết phải cần dùng bao nhiêu nước rửa chén để rửa sạch hiệu quả.

2. Dùng miếng rửa chén tạo nhiều bọt

Miếng rửa chén tạo nhiều bọt giúp tăng hiệu quả làm sạch 

Miếng rửa chén tạo nhiều bọt giúp tăng hiệu quả làm sạch 

Chọn miếng rửa chén tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu chọn đúng sẽ đem lại hiệu quả khác biệt hơn nhiều. Nếu cảm thấy chén dĩa ở nhà phải dùng nhiều xà phòng mới sạch được, bạn hãy thử chuyển sang miếng rửa chén khác có khả năng tạo nhiều bọt hơn xem sao. Bọt càng kích thước nhỏ và càng nhiều sẽ giúp hòa tan chất bẩn hiệu quả hơn, từ đó cho khả năng làm sạch cao hơn. 

>>>Nên mua máy rửa bát nào tốt và phù hợp nhất?

3. Tráng chén qua nước trước khi rửa

Tráng với nước giúp loại bỏ đồ ăn thừa và dầu mỡ, giúp quá trình rửa diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả sạch hơn so với việc không tráng qua nước. 

Với vật dụng từ nhựa, khi dính dầu mỡ sẽ khó làm sạch, bạn có thể ngâm trước khi rửa với nước ấm có chứa ít muối để loại bỏ dầu mỡ hiệu quả.

Đồ dùng bằng tre, gỗ có thể ngâm với nước nóng để khử mùi và vi khuẩn.

Các đồ dùng như sứ, thủy tinh khi bị ngả vàng có thể ngâm cùng nước ấm pha với chanh/giấm để tẩy trắng vết bẩn.

4. Pha nước rửa chén 

Nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên đồ dùng cần rửa vì cho cho rằng dung dịch đậm đặc sẽ làm sạch tốt hơn. Tuy nhiên, đây là phương pháp không hiệu quả, không những không sạch hết đồ dùng mà còn khá tốn kém. Cách hiệu quả ở đây chính là pha nước rửa chén và nước sạch theo tỉ lệ 2:8 (có thể gia giảm theo mức độ bẩn của đồ dùng). Đồng thời, kết hợp với miếng rửa chén tạo bọt sẽ tạo nên hiệu quả làm sạch cao hơn.

5. Tráng lại với nước nóng 

Bên cạnh việc tráng với nước lạnh sau khi rửa, bạn hãy thử tráng thêm với nước nóng một lần nữa để nước nóng diệt sạch vi khuẩn và hóa chất trong nước rửa chén. Bạn nên thực hiện thao tác này từ 2 - 3 lần, lần đầu bạn dùng nước lạnh và dùng nước nóng ở lần sau cùng, nên đeo bao tay để tránh nóng và tiếp xúc với hóa chất. 

>>>Nồi, chảo có rửa được bằng máy rửa chén hay không?

6. Vệ sinh khu vực và miếng rửa chén

Khu vực bồn rửa chén và miếng rửa là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và vết bẩn. Chính vì thế, việc vệ sinh khu vực này kỹ lưỡng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn lây chéo cũng như tăng khả năng làm sạch chén dĩa hơn. 

Đối với miếng rửa chén, bạn nên giặt sạch và phơi nắng cho khô sau mỗi lần rửa. Không nên dùng 1 miếng rửa chén trong thời gian dài. Đối với khu vực bồn rửa, bạn nên thường xuyên dùng nước sôi để loại bỏ dầu mỡ thừa và cọ rửa bồn sạch sẽ, như vậy, những mẻ chén sau đó sẽ được rửa sạch hơn rất nhiều.

Giữ khu vực rửa chén sạch sẽ, tránh lây vi khuẩn chéo

Giữ khu vực rửa chén sạch sẽ, tránh lây vi khuẩn chéo

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav